๑۩۞۩๑ NHÍ NHỐ HỘI ๑۩۞۩๑
Diễn đàn của hội nhóm. Click chuột đăng ký để làm quen nhiều bạn hơn. Chỉ mất 20s thôi mà ^^

Phân biệt các thể loại truyện tranh Nhật Bản Medal14๑۩۞۩๑ Diễn Đàn N2H ๑۩۞۩๑Phân biệt các thể loại truyện tranh Nhật Bản Medal14

Join the forum, it's quick and easy

๑۩۞۩๑ NHÍ NHỐ HỘI ๑۩۞۩๑
Diễn đàn của hội nhóm. Click chuột đăng ký để làm quen nhiều bạn hơn. Chỉ mất 20s thôi mà ^^

Phân biệt các thể loại truyện tranh Nhật Bản Medal14๑۩۞۩๑ Diễn Đàn N2H ๑۩۞۩๑Phân biệt các thể loại truyện tranh Nhật Bản Medal14
๑۩۞۩๑ NHÍ NHỐ HỘI ๑۩۞۩๑
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Phân biệt các thể loại truyện tranh Nhật Bản

2 posters

Go down

Phân biệt các thể loại truyện tranh Nhật Bản Empty Phân biệt các thể loại truyện tranh Nhật Bản

Bài gửi by şµŗë Thu Jun 10, 2010 11:14 am

KODOMO Phân biệt các thể loại truyện tranh Nhật Bản 474849


Kodomo là thể loại truyện tranh giành cho trẻ em nó bao gồm cả truyện tranh và hoạt hình mà đối tượng hướng tới là những đứa trẻ lứa tuổi 5 đến 10 tuổi. Thể loại này mang nhiều tính hài hước nhưng tính giáo dục cũng rất cao nó dạy cho trẻ em cách ứng xử với người khác và nhiều những kỹ năng khác một cách rất tự nhiên thông qua những câu chuyện và cách xử lý của nhân vật trong truyện.


Phân biệt các thể loại truyện tranh Nhật Bản Doraemon

Doraemon - Fujiko F Fujo

SHOUNEN Phân biệt các thể loại truyện tranh Nhật Bản 474849


Shounen là thể loại dành cho thiếu niên với một số đặc điểm như
hài hước…Phong cách nghệ thuật của shounen nói chung là không hoa mỹ
như của shoujo mặc dù có sự khác nhau giữa hoạ sỹ này và hoạ sỹ khác,
đôi khi các hoạ sỹ vẽ cả shoujo và shounen. Trong shounen manga thể
loại manga dành cho con trai lớn tuổi gọi là seinen manga, mặc dù có
những điểm khác nhau nhưng các fan phương Tây thường ít chú ý đến sự
khác nhau đó bởi vì có ít các thể loại này được xuất bản ra khỏi Nhật
Bản. Ở Nhật rất nhiều đàn ông trưởng thành đọc tạp chí shounen vì nó
dễ đọc và dễ tương tác trong công việc và trong luyện tập vì vậy ở
Nhật thì các tạp chí thể loại này là những loại tạp chí ăn khách nhất.


Phân biệt các thể loại truyện tranh Nhật Bản Songoku

Songoku (Dragon Balls Z - Akira Toriyama)

SEINEN Phân biệt các thể loại truyện tranh Nhật Bản 474849


Seinen (青年Seinen không nhầm lẫn với "người lớn"(成年, seinen) là một
thể loại của manga thường nhằm vào những đối tượng nam 18 đến 30 tuổi,
nhưng người xem có thể lớn tuổi hơn, với một vài bộ truyện nhắm đến
các doanh nhân nam quá 40. Đôi khi nó được phân vào shoujou hay
shonen, nhưng thể loại này có những nét riêng biệt, thường được phân
vào những phong cách nghệ thuật rộng hơn và phong phú hơn về chủ đề,
có các loại từ mới mẻ tiên tiến đến khiêu dâm. Phiên bản dành cho nữ
là josei manga. Thể loại này tương đương trong tiếng anh là loại
"adult".


Phân biệt các thể loại truyện tranh Nhật Bản Vagabond

Takezo (Musashi) (Vagabond - Inoue Takehiko)

Một
cách thông thường để nhận ra một truyện tranh có phải seinen hay không
là xem liệu kiểu chữ furigana có được dùng lán át kiểu kanji truyền
thống không. Sự thiếu vắng kiểu chữ furigana có thể hiểu rằng đầu đề
đó không hướng đến người lớn tuổi Dòng đầu đề trên tạp chí được xuất
bản cũng là một chỉ dẫn quan trọng. Thường thường, các tạp chí Nhật
Bản với từ "young" trên đầu đề (như Young Jump) hay chứa seinen. Một
số tạp chí seinen manga phổ biến khác gồm có Ultra Jump, Afternoon, và
Big Comic. Nhiều trong số này đã được xuất bản ở Anh trong các tạp chí
giật gân ngày nay.

Để thể loại seinen tồn tại, nhà xuất bản
Shougakuken đã cho xuất bản một magazine manga dành cho tất cả mọi lứa
tuổi. Trong tờ magazine Big Comic, họ đã cho đăng một số lớn truyện
trong đó có cả Golgo 13 của Takao Saitou, về một sát thủ chuyên nghiệp
và bộ Hotel của Shoutarou Ishinomori về cuộc sống ở khách sạn.


Big Comic magazine còn chia ra: Big Comic Original (mọi lứa tuổi),
Big Comic Spirits (tuổi 20-25), Big Comic Superior (tuổi 25-30), and
Big Gold (tuổi 20-50).


Một số Seinen Manga nổi tiếng : Vagabond , Real, Sanctuary, Gantz, ...
SHOUJO Phân biệt các thể loại truyện tranh Nhật Bản 474849


Shoujo manga dành cho các cô bé 6-18. Tuy nhiên giống như Shonen,
nhiều người lớn tuổi hơn vẫn đọc shoujo. Người ta thường bảo là shoujo
là dành cho nữ nói chung và shonen là dành cho nam nói chung; cũng
không có nghĩa là con gái không được đọc shonen và con trai không được
đọc shoujo.Một trong những tạp chí shoujo nổi tiếng là Nakayoshi
(Pals). Người ta biết đến nó bởi sê ri nổi tiếng Bishoujo Senshi
Sailor Moon (Pretty Soldier Sailor Moon) của Naoko Takeuchi, câu
chuyện về một nhóm chiến binh (thôi nhé… khỏi kể). Nó cũng là tạp chí
cho đăng Magic Knights Rayearth của nhóm tác giả CLAMP.


Phân biệt các thể loại truyện tranh Nhật Bản Ray_lay

Hikaru Shidou, Umi Ryuuzaki, Fuu Hououji (Magic Knight Rayearth - Clamp)

Nói chung, shoujo có những đặc điểm sau Phân biệt các thể loại truyện tranh Nhật Bản 474849 :

Thứ 1,
hơn 90% người vẽ và đọc shoujo manga là phụ nữ. Bắt đầu cuối thập kỷ
70, bắt đầu cái gọi là “làn sóng mới”, shoujo manga thu hút một số độc
giả nam. Một phần tại sao một thể loại riêng cho phụ nữ là do 1 thị
trường to lớn của manga. Một lý do khác là văn hoá “con gái” và văn
hoá “con trai” bao giờ cũng chiếm cứ 2 cực khác nhau trong văn hóa
nhật bản


Thứ 2, các câu chuyện của shoujo
xoay quanh quan hệ mẹ con, chuyện các cô gái nổi danh thành ngôi sao,
và chuyện tình cảm. Lối dẫn chuyện thường là dễ đoán và có nhiều tình
tiết thái quá giống phim truyền hình nhiều tập ...vv...


Thứ 3,
tên, hình dáng và tình huống của các nhân vật trong shoujo manga
thường là từ tưởng tượng hay là lai phương tây. Các nhân vật được vẽ
phóng đại, với mắt chiếm đến gần 1/3 khuông mặt. Tóc thường ép
thẳng bóng mượt hoặc bồng bềnh. Chân thì cực dài và thon như siêu
người mẫu, cằm nhọn, miệng nhỏ, tượng trưng cho mẫu con gái lý tưởng
qua con mắt của người Nhật bản.


Phân biệt các thể loại truyện tranh Nhật Bản Nt4-034

Thuỷ thủ sao Kim và thuỷ thủ sao Hoả (SailorMoon - Naoko Takeuchi)

Thứ 4,
shoujo manga dùng lối dẫn chuyện rất lạ, các khung nhiều khi được
thiết kế không theo khuôn mẫu. 1 khung có thể kéo dài cả trang và chân
dung của nhân vật có khi được kéo từ khung này sang khung kia, với hoa
văn trang trí ở nền.


Cách sử dụng hình ảnh của nhân vật đè lên
nhiều khung và kiểu trang trí nền có nguồn gốc từ các tạp chí thời
trang. Shoujo manga mang phong cách đó lên 1 tầm cao hơn bằng cách
dùng nó để thể hiện 1 câu chuyện.


Giữa thập kỹ 70, nổi lên
“làn sóng mới” shojo manga mà đa số các hoạ sĩ sáng tác đang ở độ tuổi
từ 20-30. Những họa sĩ này làm những manga về khoa học viễn tưởng,
tưởng tượng và đồng tính nam. Có vẻ độc giả nữ cảm thấy thể hiện con
trai đồng tính yêu nhau là lãng mạn nhiều hơn so với thực tế tình yêu
nam nữ. Nó cũng cho phép họa sĩ nhiều tự do và sáng tạo hơn trong việc
sáng tác. Các shoujo manga mới này ra khỏi lằn ranh của phụ nữ và thu
hút một lượng độc giả nam đáng kể. Vì vậy, nhiều hoạ sĩ nữ bắt đầu
được mời về vẽ cho các tạp chí dành cho nam.

JOUSEI Phân biệt các thể loại truyện tranh Nhật Bản 474849


Josei manga (tiếng Nhật: 女性, lit. "woman", IPA /dʒosei/; cũng được
hiểu là redīsu (レディース) or redikomi (レディコミ), lit. "ladies' comics"), là
một loại của manga hay anime được sáng tác chủ yếu bởi phụ nữ cho
những độc giả nữ trên 15. thể loại tương đương dành cho nam của josei
là seinen. Ở Nhật Bản, từ josei chỉ có nghĩa là "phụ nữ" và không đề
cập trực tiếp đến vẫn đề tình dục.


Không giống shoujou manga,
josei có thể miêu tả sinh động những lãng mạn thực tế (nghĩa là trái
với hầu hết các kiểu lãng mạn lí tưởng). Một loại con của josei hướng
đến những quan hệ đồng tính nam, rất giống nhưng không lẫn vào với
yaoi; josei vừa rõ ràng hơn, vừa có nhiều mẩu truyện kể chín chắn
hơn.Những câu truyện hướng đến những kinh nghiệm hằng ngày của phụ nữ
sống ở Nhật Bản. Tuy có vài truyện nói về trường trung học, nhưng hầu
hết là về cuộc sống của phụ nữ trưởng thành. Phong cách của josei cũng
hướng đến là một phiên bản tự chủ, thực tế của shoujou, giữ những
đường nét dài thướt tha và bỏ qua những đôi mắt to long lanh. có vài
trường hợp ngoại lệ so với các phong cách đã miêu tả, nhưng những gì
tạo nên josei ở một mức độ nào đó là sự tiệp rất nối phong cách của
truyện tranh trong mảng truyện tranh dành cho con gái này (cũng **ng
với những thể loại khác có những định hướng phong cách khác).


Phân biệt các thể loại truyện tranh Nhật Bản Nodame_Cantabile_1_cover

Nodame Cantabile - Tomoko Ninomiya

Josei
thỉnh thoảng được sử dụng trong anime và manga thường là với các nhân
vật nam, để ám chỉ sở thích tình dục với phụ nữ lớn tuổi hơn, đối lập
với locicon.

Một trong những tạp chí đáng xem là Yan Mama Comic,
tạp chí dành cho những bà mẹ trẻ cố gắng hoà nhập vào xã hội Nhật Bản.
Ví dụ như bộ Kouen no Shikitari (Rules of Behavious in the Park) nói
về một bà mẹ đến thăm công viên ở địa phương và cách để được những
người mẹ khác ở đây chấp nhận. MỘT SỐ JOSEI MANGA TIÊU BIỂU



  • ·Bara
    no Tame ni· Blue· Deep Love· DOLL· Genju no Seiza· Gokusen· Happy
    Mania· Honey and Clover· I.S.· Legend of Chun Hyang· Love My Life·
    With the light · Musashi #9· Night of the Beasts· Nodame Cantabile·
    Papa Told Me· Papa to Kiss in the Dark· Para***e Kiss· Pet Shop of
    Horrors· Pietà· Planet Ladder· Princess Prince· Tramps Like Us· Suppli

SHOUNEN-AI Phân biệt các thể loại truyện tranh Nhật Bản 474849

Tên gọi


Tại Nhật Bản, tên "shōnen-ai" ít còn được sử dụng. Cụm từ Boys
Love (ボーイズラブ, Bōizu Rabu) hay BL đã thay thế "shōnen ai" vì nó có ý
tiêu cực. Tuy nhiên, trong tiếng Anh, "boylove" lại có nghĩa tiêu cực
tương tự như "shōnen-ai" tại Nhật Bản. Nói chung là có lẽ việc sử dụng
cùng một cụm từ đó nhưng không phải dùng trong ngôn ngữ của mình thì
cảm giác sẽ nhẹ nhàng hơn


Độc giả


Phần đông độc giả của shōnen-ai là phụ nữ trẻ, và vì thế hầu hết các
tác phẩm được sáng tác bởi phụ nữ cho phụ nữ. Nhiều người hâm mộ cho
rằng họ thích xem vẽ đẹp của các nhân vật, cũng như cách miêu tả tình
yêu nam giới. Một số cho rằng vì trong mối tình không có phụ nữ, khán
giả không cảm thấy bị đe dọa và vẫn có thể gắn bó với các nhân vật;
một số lại cho rằng việc phụ nữ thích xem tình yêu đồng giới nam là
chuyện thường tình, tương tự như hiện tượng phái nam thích xem truyện
tình yêu đồng giới nữ.


Phân biệt các thể loại truyện tranh Nhật Bản TokyoBabylon1klein

Tokyo Babylon - Clamp

  • Một
    số tác phẩm· Demon Diary · Gravitation · Loveless · Tokyo Babylon ·
    Boys Next Door · Fake · Rapunzel · Timelag · Rin · Only the ring
    finger knows · Oasis projects · The thief and detective · The ice-cold
    demon's tale · Cinderella Boy · Silver Diamon · Kissing · Boy Princess


YAOI Phân biệt các thể loại truyện tranh Nhật Bản 474849


Yaoi là một trong những thể loại truyện của Nhật Bản bao gồm
truyện tranh, tiểu thuyết và truyện ngắn có nội dung quan hệ tình dục
giữa những nhân vật đồng giới tính (phái nam). Yaoi có những nét tương
đồng như dạng slash của Mỹ (ghép cặp các nhân vật nam trong các bộ
phim truyền hình nhiều tập, điện ảnh hoặc sách truyện lại với nhau)
nhưng cũng có những nét riêng. Yaoi là từ viết tắt cho cụm từ yama nashi, ochi nashi, imi nashi, nghĩa là "không cao trào, không điểm nhấn, không ý nghĩa",
khởi đầu được dùng để chỉ những truyện tranh hình ảnh xấu, thiếu chất
lượng do giới đọc giả hâm mộ tự vẽ và xuất bản. Dù vậy, sau này, Yaoi
không chỉ được hiểu là thể loại truyện mà còn được hiểu là thể loại
nói chung trong các lĩnh vực nghệ thuật khác: anime (hoạt hình Nhật
Bản), phim, game ...


Yaoi thường có những nhân vật nam
không thể hiện rõ những đặc điểm của giới tính qua cả hành động lẫn
suy nghĩ. Những nhân vật này được gọi là bishonen. Yaoi, ngoài là một
thể oại truyện tranh, có thể dùng để chỉ bất kì loại phim hoạt hình
nào có kể về quan hệ nam-nam. Yaoi khác với shonen-ai, một loại truyện
tranh trong đó các nhân vật nam thể hiện lời nói hoặc cử chỉ yêu nhau
nhưng không dẫn đến quan hệ tình dục
.


Lịch sử của yaoi có
thể được liên đới tới sự nổi lên của thể loại shonen ai vào đầu thập
niên 1970, đáng chú ý nhất là những tác phẩm truyện tranh như Kaze to
Ki no Uta của Takemiya Keiko. Yaoi, sau đó, được dẫn dắt vào nước Mỹ
bởi những trang web "scanlation" do các manga fan nói tiếng Nhật lập
nên với mong ước thu hút sự chú ý từ các nhà xuất bản Mỹ. Tokyopop và
Viz là hai nhà xuất bản đầu tiên cho ra truyện manga đủ dạng và tính
từ cuối năm 2004, dưới nhãn hiệu "BeBeautiful Manga", CPM khởi sự phát
hành Yaoi. (Ví dụ: Selfish Love)

Hiện nay, yaoi đang đi xuyên biên
giới và lục địa, đây không còn là một dạng văn hoá đơn thuần "made in
Japan" nữa mà nó đang bành trướng thị trường sang những nước khác và
ngày càng được các đọc giả nữ biết đến. Ở Mỹ, khó thể phủ nhận sự nổi
tiếng của loại hình giải trí này.





Phân biệt các thể loại truyện tranh Nhật Bản Color1

Kaze to ki no uta - Takemiya Keiko

Theo
thống kê từ Icv2.com, hai đầu truyện tranh Golden Cain và Selfish Love
nằm vào danh sách những truyện được đánh giá cao nhất tại Amazon.com,
trang web thương mại nổi tiếng, tính vào thời điểm tháng 11 năm 2004.
(Theo "Stop it! My butt hurts!", The Invasion of Yaoi, bởi Kristy L.
Valenti.)


Một đợt tìm kiếm trên Google được thực hiện ngày 16
tháng 11 năm 2003 đem lại kết quả đáng nể với chừng 770,000 trang web
về yaoi, tăng từ 135,000 so với một năm rưỡi trước. Nếu tra cứu trên
Google với một tựa phim hoạt hình cộng thêm một từ trung tính chẳng
hạn như "miêu tả", có khả năng nhận được trang web về yaoi nằm lẫn
trong mười kết quả đầu tiên. Trong mười tháng qua, số lượng tác phẩm
truyện do fan sáng tác dựa trên phim hoạt hình và manga trên
Fanfiction.net tăng những bốn lần, đạt đến gần 200,000 truyện với đề
tài yaoi nằm ngay trong trang kết quả đầu tiên. (Theo Yaoi: Redrawing
Male Love, bởi Mark McHarry).

Yaoi (hay boy's love) là một trong những phương cách phụ nữ sử dụng để biểu lộ niềm đam mê cùng khao khát của mình.


Tại nước Mỹ bây giờ, có hai trường phái suy nghĩ, một trường phái
cho rằng yaoi là tất cả những gì mang âm hưởng tình yêu đồng giới
nam, trường phái còn lại thì dùng shounen ai để nhắc đến tất cả những
truyện mà nội dung không gì xa hơn là một nụ hôn giữa hai đứa con trai
với nhau, còn yaoi được dùng cho những thứ "nặng đô" hơn.

Seme, Uke và Reversible Phân biệt các thể loại truyện tranh Nhật Bản 474849


Trong một mối quan hệ khác giới tính (heterosexual) thì thường người
nam là người chủ động dẫn dắt mối quan hệ (dù hiện nay có phần thay
đổi), trong yaoi thì có seme và uke. Seme ở đây thường có thể ví như
người nam trong mối quan hệ nam nữ thông thường, còn uke là nữ. Nói cụ
thể hơn thì seme là người chủ động dẫn dắt các mối quan hệ còn uke là
người ở thế bị động.


Phân biệt các thể loại truyện tranh Nhật Bản V2

Selfish love - Naduki Koujima

Theo
những truyền thống cũ thì thường seme nhìn sẽ khá nam tính, và có vẻ
lớn hơn uke. Nhưng dần dần, theo sự phát triển và các ý tưởng mới cứ
lần lượt ra đời thì điều này có vẻ không còn **ng nữa. Nay có những
seme ít tuổi hơn uke (như trong The Tyrant who fall in love của Hikano
Takanaga hay trong phần một Sensitive Pornograph của Ashika Sakura).


Phân biệt các thể loại truyện tranh Nhật Bản 51wDnb9Y4UL._SL500_AA240_

Sensitive Pornograph - Ashika Sakura

Ngày
nay, trong Yaoi còn có từ reversible dùng để chỉ những người là seme
lẫn uke. Trong quan hệ nam-nam thì điều này rất dễ xảy ra khi cả hai
người không thống nhất về vị trí của nhau. reversible cũng có thể là
người mà đối với người này thì là seme còn đối với người khác thì là
uke. (như Katou và Iwaki trong Haru wo daite ita)

Doujinshi Phân biệt các thể loại truyện tranh Nhật Bản 474849


Yaoi khởi đầu có lẽ không hoàn toàn là những manga mà tác giả của
chúng là người tự sáng tạo ra nhân vật. Một phần không thể thiếu được
của Yaoi hiện nay chính là các Doujinshi, những câu chuyện ngoài lề do
fan hâm mộ tự sáng tác dựa trên các bộ truyện thông thường mà họ đọc.
Các Fan hâm mộ khi thấy 2 nhân vật nam mà họ tôn thờ, yêu thích nhưng
trong truyện gốc thì họ sẽ không bao giờ trở thành một đôi thì khi
đó, Doujinshi trở thành thiên đường để toại nguyện ý muốn của họ.


Độc giả


Phụ nữ sáng tạo ra yaoi dù phần lớn vẫn còn trong độ tuổi thiếu niên.
Họ thích Yaoi bởi vì đó là một trong những cách thức họ có thể giải
trí bởi sex mà không phải lo ngại về những vấn đề thường gặp như mang
thai. Thông thường thì, nếu sex diễn ra giữa một nam và một nữ, người
đọc giả không còn sự lựa chọn nào khác là tự ***g mình vào nhân vật
nữ, bất tiện ở chỗ luôn ở vị trí thụ động, còn nếu tự gán mình vào vị
trí nhân vật nam thì cô ta sẽ bị đặt vào một vị trí khá bất ổn (làm
chuyện ấy với một người phụ nữ khác). Với sự lý giải này, ta có thể dễ
dàng hiểu được vì sao sex giữa hai người đàn ông đẹp, một trong số hai
người ấy nữ tính hơn người kia, khả dĩ khắc phục được trở ngại trên.


Một số bộ Yaoi Phân biệt các thể loại truyện tranh Nhật Bản 474849

  • ·
    Ai no Kusabi · Bronze/Zetsuai · Gakuen Heaven · Haru wo Daiteita ·
    Kusatta · Love Mode · Okane ga Nai · West End · Passion · Deargreen ·
    Overdose


Một số Mangaka chuyên vẽ Yaoi Phân biệt các thể loại truyện tranh Nhật Bản 474849
· Ayano Yamane
· Hoshino Lily
· Kazuma Kodaka
· Makoto Tateno
· Youka Nitta
SHOUJO-AI Phân biệt các thể loại truyện tranh Nhật Bản 474849


Shoujo-Ai (少女愛, Shoujo: thiếu nữ, Ai: ái tình), là từ thường được
dùng để chỉ anime/manga GL hay Yuri, nhưng ở mức độ nhẹ nhàng hơn.
GL (ガールズラブ) là chữ thường dùng ở Nhật, nhưng lại là từ vay mượn của
tiếng Anh (Girls Love).

YURI Phân biệt các thể loại truyện tranh Nhật Bản 474849


Yuri (百合, hoa bách hợp) là một thuật ngữ mà những người hâm mộ
anime, manga thường dùng để gọi những tác phẩm thuộc thể loại có liên
quan đến đồng tính nữ. Ở Nhật, từ GL (ガールズラブ) thường được dùng nhiều
hơn.Yuri nguyên là một cái tên dành cho nữ giới khá thông dụng. Nhưng
do Bungaku Itō, chủ **t của tạp chí "Barazoku" (1 tạp chí nổi tiếng
dành cho người đồng tính nam) mở thêm một cột báo dành cho những cô
đồng tính nữ và đặt tên là "Yurizoku", chữ yuri có thêm nghĩa tiếng
lóng như trên. Tạp chí "Barazoku" nay đã phá sản, nhưng nghĩa mới của
từ yuri vẫn được dùng.


Yuri cũng có ý nghĩa tương tự như Yaoi
nhưng nói về quan hệ giữa các nhân vật nữ. Những nhân vật trong yuri
thường khác xa với thực tế hơn yaoi với những yếu tố về thể chất được
đẩy đến mức vô lý. Những nhân vật nữ này được gọi là bishojo. Ngoài ra
còn có thể loại shojo-ai, có ý nghĩa tương tự với shonen-ai đã đề cập
ở trên.


Thường thể loại yuri chỉ xuất hiện như một thể loại
phụ xen lẫn trong các anime/manga. Ví dụ như trong Sailor Moon, Thủy
thủ Sao Thiên Vương và Thủy thủ sao Hải Vương là một cặp Yuri, trong
Cardcaptor Sakura, Tomoyo yêu nhân vật chính Sakura, nhưng chỉ là yêu
đơn phương (tình yêu đơn phương không được đáp lại là chuyện thường
thấy trong thể loại yuri). Nhưng gần đây có một số anime/manga có yuri
là chủ đề chính, như Strawberry Panic!, Kannazuki no Miko, hay
Maria-sama ga Miteru.
Maria-sama ga Miteru - Oyuki Konno

ANIME YURI/ SHOUJO AI


Phân biệt các thể loại truyện tranh Nhật Bản 3653703804_26134612c5


  • ·
    Maria-sama ga Miteru · Miyuki-Chan in Wonderland · Noir · Oniisama
    e... · Project A-Ko · Puni Puni Poemi · Read Or Die · Read or Dream ·
    Revolutionary Girl Utena · Rose of Versailles · Shiroi Heya no Futari
    · Simoun · Steel Angel Kurumi 2 · Strawberry Panic! · Strawberry Shake
    Sweet · The Sword of Paros · Venus Versus Virus · Yami to Bōshi to Hon
    no Tabibito · Yokohama Kaidashi Kikō · My-Hime


Phân biệt các thể loại truyện tranh Nhật Bản Shizuru_Natsuki

Shizuru và Natsuki (My-Hime << anime được chuyển thể thành manga và game)

HENTAI Phân biệt các thể loại truyện tranh Nhật Bản 474849


Hentai (変態 or へんたい?) là một từ tiếng Nhật chỉ sự bất thường (phiên âm
từ chữ Hán ra là "biến thái"). Tuy nhiên, trong thực tế, nó thường
có nghĩa là "bậy bạ" hoặc "đồi trụy" và được sử dụng ở nhiều quốc gia
để chỉ anime, manga và trò chơi điện tử có nội dung khiêu dâm. Tuy
nhiên trong tiếng Nhật từ này thường không được sử dụng như vậy, những
từ thường được dùng là jū hachi kin (18禁 cấm bán cho người dưới 18
tuổi), H anime (anime khiêu dâm) eroanime (エロアニメ; từ chữ erotic anime
là anime khiêu dâm).


Hentai là một nghệ thuật mang tính khiêu
dâm của Nhật Bản. Khác với ảnh khiêu dâm, Hentai cho phép họa sĩ thể
hiện hết những gì mình tưởng tượng cũng như điều chỉnh cho phù hợp với
thị hiếu và văn hóa. Những hành động được diễn tả trong Hentai có khi
không thể nào diễn tả được bằng phim.


Hentai không phải là
mới xuất hiện. Từ thời Edo ở Nhật đã có những tranh in bản gỗ ukiyo-e
mà shunga (tiếng Hán là "Xuân họa") là một nhánh chuyên về những đề
tài khiêu dâm.


Mỗi nền văn hóa quan niệm khác nhau về sự khác
biệt giữa khiêu dâm và nghệ thuật chính thống. Cần hiểu rằng cách hiểu
của người Nhật về vấn đề này khá khác biệt với những nền văn hóa khác.
Ngay cả phim của trẻ em cũng có thể có những hình ảnh khỏa thân, chẳng
hạn như trong Thủy thủ Mặt Trăng, các nhân vật được ngầm hiểu là khỏa
thân trong khi đang biến hóa.


Loại hình này đã thu hút được
một lượng độc giả ở phương Tây nhờ vào sự bành trướng của Internet.
Mặc dù có khá nhiều truyện tranh khiêu dâm được lưu hành ở ‘phương tây
nhưng chúng chưa thể so sánh được với Hentai manga ngày nay. Những họa
sĩ truyện tranh (ở phương Tây) có tài miêu tả hình dáng phụ nữ thường
làm việc với những truyện tranh chính thống hơn khiêu dâm vì sợ dư
luận, ngược lại với Nhật Bản, nơi có rất nhiều họa sĩ vẽ tranh khiêu
dâm.


So với những thể loại khiêu dâm khác, tranh Hentai thường
phác họa những con người bình thường vô tình gặp phải những vấn đề
tình dục, và thường không có cách nào rút ra được. Những nhân vật
thường được thể hiện là người nhút nhát hoặc hoàn toàn không có ý nghĩ
về tình dục cho đến khi gặp phải một loại tình huống nào đó.

Những
họa sĩ vẽ Hentai thường phát triển những tình huống lên đến **nh điểm,
để làm cho người đọc hào hứng hơn. Một số ví dụ là tra tấn hoặc sinh
hoạt tập thể.

Có rất nhiều thể loại hentai. Một số thể loại là:
· Bankunyuu Nói về những nhân vật nữ với ngực khổng lồ
· BDSM Thể loại bao gồm cả việc sử dụng dây thừng, và những dụng cụ kích thích
· Bukkake

· Catgirls (còn được gọi là "nekos" tiếng lóng của Nhật là "mèo"),
nhân vật có những nét tương đồng với loại vật như tai, móng và đuôi
nhưng thường không có lông.

· Ecchi Chú trọng khỏa thân hơn quan hệ
· Futanari Nói về những nhân vật nữ có đặc điểm của cả hai giới tính
· Guro liên quan đến máu hoặc sự cắt xẻo
· Loạn luân, quan hệ với một thành viên trong gia đình
· Lolicon truyện về nhân vật nữ dưới tuổi thành niên
· Khoa học viễn tưởng
· Kinh dị
· Shotacon truyện về nhân vật nam dưới tuổi vị thành niên
· Yuri
· Yaoi
DOUJINSHI Phân biệt các thể loại truyện tranh Nhật Bản 474849


Dōjinshi là thể loại truỵện phóng tác do fan hay có thể cả những
mangaka khác với tác giả truyện gốc.Một vài doujinshi tiếp tục các câu
truyện hoặc viết một câu chuyện mới trong đó sử dụng các nhân vật mà
họ yêu thích hoặc hâm mộ do các mangaka xây dựng nên, hình thức này
cũng tương tự như fan fiction. Cũng có doujinshi khác được sản xuất
bởi các nhà xuất bản không chuyên ngoài thị trường.

Tác giả vẽ
dōjinshi thường dựa trên những nhân vật gốc để viết ra những câu
chuyện theo sở thích của mình. Một số mangaka khởi nghiệp bằng
những trang dōjinshi của những manga nổi tiếng, như CLAMP. Dōjinshi
thường được bán tại các hội chợ anime (Anime Conventions), và một phần
khá lớn trong số này có nội dung dành cho người lớn.


OMAKE Phân biệt các thể loại truyện tranh Nhật Bản 474849


Một số hoạ sĩ manga xuất bản thêm những phần phụ, thỉnh thoảng không
ăn nhập gì với cốt truyện truớc, người ta gọi đó là omake (phần thêm).
Họ cũng có thể xuất bản tuyển tập các nét phác thảo của họ, gọi là
oekaki.

GEKIGA (劇画) kịch họa Phân biệt các thể loại truyện tranh Nhật Bản 474849


Không phải tất cả manga đều có mục đích giải trí đơn thuần. Nhiều
manga được người đọc đọc để hiểu biết thêm về lịch sử, chính trị, hoặc
những kiến thức khác… Một trong những magazine như thế là Garo, ra đời
từ năm 1964. Câu chuyện đầu tiên là Kamui, của tác giả Sampei Shirato,
thể hiện một cách nhìn lịch sử về các ninja và sự bất công giữa các
tầng lớp xã hội Nhật thời phong kiến. Hầu hết các truyện đều rất hay
và hấp dẫn. Garo bây giờ vẫn tiếp tục xuất bản hàng tháng… sau khoảng
thời gian gần 40 năm.


Tiếng Nhật của “kịch họa”. Thuật ngữ
này được **c ra bởi Yoshihiro Tatsumi và được sử dụng bởi những họa sĩ
truyện tranh nghiêm túc hơn và không muốn thương phẩm của họ bị coi là
manga, mạn họa, những hình vẽ lung tung. Điều này cũng tương tự như
Will Eisner bắt đầu gọi truyện tranh của mình là "graphic novels” đối
lại với "comic books" với lý do cũng vậy.


Tatsumi bắt đầu
xuất bản “gekiga” năm 1957. Gekiga có sự khác biệt lớn so với đa số
manga cùng thời chỉ nhắm tới trẻ em. Những bức kịch họa này nổi lên
không phải từ dòng xuất bản manga chính ở Tokyo đi đầu là Tezuka mà từ
những thư viện cho mượn sách ở Osaka. Ngành công nghiệp thư viện cho
mượn sách chịu đựng nhiều sự thử nhiệm và chống đối để được xuất bản
hơn nhiều so vớ dòng chính “Tezuka camp” trong thời gian này.



Tới cuối những năm 1960 và đầu 1970 những đứa trẻ lớn lên đọc manga
cần một cái gì hướng tới tầng lớp độc giả lớn tuổi hơn và gekiga cung
cấp vừa **ng chỗ hụt. Thêm vào đó là thế hệ đặc biệt này được biết tới
là thế hệ manga và đọc manga là một hình thức của nổi loạn (tương tự
như vai trò của rock and roll với dân hippies ở Mỹ). Đọc manga đặc
biệt phổ biến những năm 1960 trong những người phản đối Hiệp ước an
ninh và lao động Mỹ-Nhật và sinh viên các nước phương Đông phản đối
các băng nhóm vào thời gian này. Những thanh niên này trở thành “thế
hệ manga”.


Với sự phát triển rộng rãi của những truyện tranh
ngầm này, đến cả Tezuka cũng bắt đầu thể hiện ảnh hưởng của gekiga
trong những tác phẩm như Hi no Tori (Phoenix), ra đời đầu những năm
1970, và đặc biệt là trong Adolf, đầu những năm 1980. Adolf chịu ảnh
hưởng nặng nề từ tác phẩm của Tatsumi, với phong cách thực tế hơn và
bối cảnh u ám hơn đa số tác phẩm của Tezuka. Ngược lại Tatsumi bị ảnh
hưởng từ Tezuka qua kỹ thuật kể chuyện.




Phân biệt các thể loại truyện tranh Nhật Bản Tezuka_Phoenix_500

Hi no tori - Osamu Tezuka (VN phát hành với tên Chim Lửa)

Không
chỉ chuyện kể trong gekiga nghiêm túc hơn mà cả phong cách cũng thực
tế hơn. Gekiga cấu thành tác phẩm của thế hệ họa sĩ truyện tranh lập
dị đầu tiên của Nhật Bản. Mặc dù mục tiêu ban đầu của gekiga là đưa
đến những câu chuyện thực tế hơn, chín chắn hơn nhưng vài tác giả đã
lạm dụng định nghĩa ban đầu này để cho ra những tác phẩm chỉ đơn thuần
mang yếu tố giật gân.


Kết quả của việc Tezuka thu nhận phong
các và cốt chuyện của gekiga, một sự chấp nhận của những câu chuyện
mang tính đa dạng và thử nghiệm trên thị trường truyện tranh chính,
thường được nhắc đén là Thời đại hoàng kim của Manga. Điều này bắt đầu
từ những năm 1970 và tiếp tục trong những năm 1980. Năm 1977, nhà văn
Kazuo Koike đặt nền móng cho chương trình giáo dục Gekiga Sonjuku,
nhấn mạnh tính cách chín chắn và mạnh mẽ của nhân vật trong manga



Khi dòng tạp chí shounen manga càng lúc càng thương mại hóa, ảnh
hưởng của gekiga bắt đầu phai nhạt. Gần đây, nhà xuất bản tạp chí
shounen chịu nhiều ảnh hưởng của gekiga và có những tác phẩm loại này
có nền móng thiên về xuất bản ngầm (thường là tạp chí seinen). Thêm
vào những hoạt động nghệ thuật đã nhập vào dòng manga lập dị như sự
nổi lên của tạp chí tiên phong Garo khoảng thời gian gekiga được chấp
nhận vào thị trường manga chính và rất lâu sau hoạt động của Nouvelle
Manga. Nhưng hoạt động đã thay thế gekiga là manga lập dị ở Nhật Bản.


Phân biệt các thể loại truyện tranh Nhật Bản 987533 Theo Manga1 Phân biệt các thể loại truyện tranh Nhật Bản 32410


Được sửa bởi şµŗë ngày Tue Aug 10, 2010 2:47 am; sửa lần 2.
şµŗë
şµŗë
___ G. Bang Chủ ___
___ G. Bang Chủ ___


https://nhinho.catsboard.com

Về Đầu Trang Go down

Phân biệt các thể loại truyện tranh Nhật Bản Empty Re: Phân biệt các thể loại truyện tranh Nhật Bản

Bài gửi by blind2 Sun Aug 08, 2010 5:26 pm

vì đây là 1 bài viết chất lượng+mang tính chất đống góp cho member xem để hiểu thêm về manga.nên blind sẽ lock bài viết lại.tráng tình trạng spam trong các bài viết có chất lượng cao.blind biết như vậy có hơi khắc khe.nên sắp tới blind sẽ mở pic chat chit ở mổi box cho các bạn trẻ chat chit đam mê manga+anime làm wen với nhau!
blind2
blind2
___ N. Đường Chủ ___
___ N. Đường Chủ ___


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết